Độ kiềm của nước
Độ kiềm của nước

Độ kiềm của nước

Độ kiềm của nước (theo tiếng Ả Rập "al-qalī " [1]) là khả năng đệm pH của nước, nói cách khác là khả năng chống lại sự thay đổi pH của nước từ những tác động hoá học bên ngoài có xu hướng làm cho nước có tính axit hơn (hay làm giảm giá trị pH của nước).[2] (Cần chú ý phân biệt rõ giữa độ kiềm của nước với tính kiềm, vốn được thể hiện qua một phép đo trên thang đo pH với giá trị pH lớn hơn 7). Độ kiềm thường thể hiện qua dung dịch đệm gồm các axit yếu và các bazơ liên hợp của chúng, thường được đo bằng cách chuẩn độ dung dịch cần đo bằng một lượng axit đơn cực, mạnh (thường sử dụng HCl) cho đến khi pH của nó thay đổi đột ngột, hoặc nó đạt đến một điểm cuối đã xác định trước. Độ kiềm thường được biểu hiện bằng đơn vị meq/L (mili đương lượng trên lít), tương ứng với lượng axit sử dụng như chất chuẩn độ đã được thêm vào, tính bằng đơn vị mm/L (milimol trên lít).Mặc dù độ kiềm chủ yếu là một thuật ngữ được đề xuất bởi các nhà hải dương học,[3] nó cũng thường được sử dụng bởi các nhà thủy văn để mô tả độ cứng tạm thời của nước. Thêm vào đó, việc xác định độ kiềm rất quan trọng để xác định khả năng trung hòa ô nhiễm axit từ mưa hay nước thải. Đây là một trong những phương pháp tốt nhất để xác định độ nhạy của các nguồn nước (như sông, suối, đại dương) trong ứng phó với việc phải tiếp nhận axit từ các nguồn nước chảy vào.[4] Độ kiềm của sông suối thường thay đổi tuỳ thuộc vào ảnh hưởng từ những hoạt động của con người ở khu vực xung quanh nó.[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Độ kiềm của nước http://www.advancedaquarist.com/2002/2/chemistry //edwardbetts.com/find_link?q=%C4%90%E1%BB%99_ki%E... http://iridl.ldeo.columbia.edu/SOURCES/.GEOSECS/ http://www.soest.hawaii.edu/oceanography/faculty/z... http://www.obs-vlfr.fr/~gattuso/seacarb.php http://water.epa.gov/type/rsl/monitoring/vms510.cf... http://www.pmel.noaa.gov/co2/story/CARINA http://cdiac.ornl.gov/oceans/co2rprt.html http://cdiac.esd.ornl.gov/oceans/handbook.html //dx.doi.org/10.1016%2F0304-4203(92)90047-E